MC Radio hay Phát thanh viên là một công việc MC khá đặc thù trong thế giới MC. Nơi mà mọi hình ảnh đều trở thành vô nghĩa, nơi tôn vinh giọng nói của người dẫn chương trình. Nơi bạn có thể dùng giọng nói của mình truyền tin tức nóng hổi nhất đến với thính giả, đưa những cảm xúc chân thật nhất với người nghe. MC phát thanh ngày nay không chỉ đơn thuần là người đọc mà họ được gọi với tên gọi mới Host Radio, nghĩa là người chủ trì một chương trình phát thanh, là linh hồn của một chương trình phát thanh theo đúng nghĩa. Và bạn đang thắc mắc, để trở thành một Host Radio giỏi, chuyên nghiệp, cần phải có những kỹ năng gì, DaNa Skills sẽ chỉ ra giúp bạn 5 kỹ năng quan trọng nhất ở một Host Radio nhé!
1. Giọng nói và sự biến hóa
Nghề phát thanh viên không yêu cầu bạn phải có ngoại hình nhưng giọng nói là yếu tố đầu tiên bạn phải có. Bởi bạn là người truyền tải thông tin, cảm xúc đến người nghe, phải “quyến rũ” người nghe bằng giọng nói và xây dựng cho mình một giọng nói hay, chuẩn âm, còn phải khỏe và dẻo dai. Đam mê thôi vẫn chưa là đủ nếu bạn không kiên nhẫn học hỏi, lĩnh hội để thu thập kinh nghiệm. Hãy xây dựng cho mình một cá tính, phong cách riêng trong giọng nói để tạo sự khác biêt người nghe sẽ nhận ra đó chính là bạn. Tạo cho mình kỹ năng biến hóa giọng nói linh hoạt, đó sẽ là điểm cộng cho việc gây ấn tượng và “điều khiển” được cảm xúc của người nghe theo nội dung bạn truyền tải. hãy nhớ, giọng nói cực kỳ quan trọng với MC nói chung, đặc biệt với MC Radio, giọng nói cực kỳ quan trọng. Thường xuyên luyện giọng mỗi ngày, trau dồi kỹ năng nói là bí quyết đến với nghề MC Radio. Hãy nhớ, nguyên tắc của MC chương trình phát thanh hiện đại “nói chứ không đọc”.
2. Kỹ năng biên tập:
Không phải ngẫu nhiên mà từ Phát thanh viên chỉ những MC Radio đã lùi vào dĩ vãng và được thay thế bằng Host Radio.
Nếu Phát thanh viên chỉ cần có giọng nói hay, đẹp, trau chuốt, đầy cảm xúc là đã có thể làm nghề, thì Host Radio còn cần phải có kỹ năng biên tập chương trình. Cụ thể là biên tập tin bài, phân phối điều tiết chương trình, chọn nhạc, thậm chí là đóng luôn vai trò đạo diễn và kỹ thuật viên. MC chỉ có thể dẫn hay nhất, truyền thông điệp đến thính giả hay nhất là khi MC là người xây dựng chương trình đó, hiểu chương trình đó,… Vì lẽ đó, trở thành Host Radio, không thể thiếu kỹ năng biên tập chương trình.
Văn bản phát thanh cần ngắn gọn, dễ hiểu, rõ ràng và chính xác đi sâu vào những điểm chính của chủ đề, có tính thân mật hướng vào mục tiêu tiêu cụ thể. Khi mà bạn biên tập tốt thì bạn sẽ chủ động được những gì mình sẽ nói khi lên sóng.
3. Có kiến thức phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực
Như đã trình bày ở điều 2, trở thành Host Radio, không thể thiếu kỹ năng biên tập chương trình. Nhưng để có thể biên tập được chương trình, ngoài kỹ năng viết lách, bạn rất cần vốn kiến thức phong phú, đa dạng trên nhiều lĩnh vực từ văn hóa, giáo dục, y tế đến kinh tế, pháp luật, đời sống,…Trong các chủ đề của các cuộc toạ đàm, trao đổi, giao lưu dù thuộc lĩnh vực nào thì MC cũng phải am hiểu mới có thể đối trọng với khách mời. MC không cần phải nắm rõ chi tiết như khách mời, bởi khách mời đã là chuyên gia trong lĩnh vực của họ, nhưng MC cũng cần phải tìm hiểu kỹ càng trước khi talk với khách mời. tránh tình trạng khách mời nói, MC không hiểu nhưng giả vờ hiểu. Hãy nhớ thính giả rất tinh tường, họ có thể nhận ra sự giả dối, hay ngu ngơ trong cách dẫn của bạn.
Nếu không muốn thất bại trong chương trình talk show, hãy thường xuyên cập nhật tin tức mỗi ngày.
4. Khả năng sáng tạo:
Nếu bạn đang nghĩ rằng sáng tạo là tố chất không thể học được thì bạn đã lầm. Người dẫn chương trình phát thanh giống như con tắc kè hoa vậy, phải biết cách thay đổi màu sắc giọng điệu, lời nói để người nghe luôn thấy mới mẻ, không bị mệt mỏi, không nhàm chán. Bí quyết để tạo nên sự sinh động, hấp dẫn cho lời nói là bạn thường xuyên luyện tập thay đổi tiết tấu lời, biết cách ngắt nghỉ đúng lúc đúng chỗ nhất, đặc biệt là nghệ thuật nhấn âm, nhả chữ. Ngoài ra đọc sách, tìm kiếm thông tin thường xuyên để nâng cao vốn sống, kiến thức bản thân thật phong phú để lên song không bị khô khan và nhàm chán.
5. Khả năng ứng biến với tình huống:
Dù là trên sân khấu hay trong phòng thu, người dẫn chương trình phải thể hiện tốt chức năng là “người giữ lửa”, là “chất xúc tác” cho chương trình với nhiệm vụ chính là không để chương trình trống vắng. Trống sóng radio quá 3s là một lỗi lớn cần phải khắc phục. những lúc chương trình gặp sự cố kỹ thuật, khách mời, kịch bản, lúc đó không 1 ai có thể cứu lấy chương trình ngoài MC. Những lúc như vậy, MC nên nói gì, xử lý tình huống ra sao để không bị trống sóng? MC có cần phải đỡ lời cho khách mời? MC dẫn đôi cần phải mớm lời và tung hứng bạn dân? Những kỹ năng này không phải tự nhiên mà có. Để trở thành một MC Radio chuyên nghiệp thật sự không hề dễ dàng như chúng ta thường nghĩ. Tại Đà Nẵng hiện nay chỉ duy nhất Học viện DaNa Skills với sự tham gia giảng dạy của những Host Radio hàng đầu Việt Nam mới có thể giúp bạn kỹ năng xử lý tình huống trên sóng Radio.
Với những chia sẻ trên, DaNa Skills hi vọng đã giúp bạn trả lời câu hỏi: Để làm Host Radio cần có những tố chất, kỹ năng gì? Và bạn đang muốn tìm một nơi để đào tạo Host Radio, hãy đến với Học viện Đào tạo Kỹ năng Đà Nẵng DaNa Skills, chúng tôi sẽ chắp cánh cho bạn chinh phục ước mơ trở thành Host Radio chuyên nghiệp.
Chi tiết khóa học: Khóa học MC Phát thanh Truyền hình Đà Nẵng
HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KỸ NĂNG ĐÀ NẴNG - DANA SKILLS
Cơ sở 1: 10 Đa Phước 6, P. Khuê Mỹ, Q. Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng
Cơ sở 2: 11 Bàu Năng 1, P. Hòa Minh, Q. Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng
Hỗ trợ tư vấn: 0906.472.049 hoặc 0988.205.574
DANA SKILLS | NÂNG TẦM GIÁ TRỊ - KẾT NỐI TÀI NĂNG