5 Kinh Nghiệm Tự Kiểm Soát Bản Thân Của MC Khi Dẫn Truyền Hình Trực Tiếp

Kỹ năng tự kiểm soát là khả năng tự điều chỉnh cảm xúc, hành động và biết kiềm chế những ham muốn của bản thân, hoặc có phương hướng giải quyết chính đáng, nằm trong tầm kiểm soát mà không gây ảnh hưởng đến ai để đem lại kết quả tốt đẹp.

Trong cuộc sống, đôi khi có những chuyện bất trắc xảy ra, hay những vấn đề không theo ý muốn của bạn. Tùy vào từng trường hợp, từng tình huống mà bạn phải xử lý đảm bảo sự cân bằng giữa cảm xúc và lý trí bằng kỹ năng tự kiểm soát. Đặc biệt với MC dẫn truyền hình trực tiếp thì kỹ năng kiểm soát là rất cần thiết và vô cùng quan trọng. Cùng Học viện Đào tạo Kỹ năng Đà Nẵng DaNa Skills khám phá 5 kỹ năng tự kiểm soát của MC khi dẫn truyền hình trực tiếp trong bài viết dưới viết dưới đây nhé. Nếu các bạn quan tâm đến khóa học MC phát thanh truyền hình tại Đà Nẵng đừng ngần ngại gọi 0971 075 079 để tư vấn thêm.

5 KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT BẢN THÂN KHI MC TRUYỀN HÌNH DẪN TRỰC TIẾP

5 kinh nghiem mc truyen hinh tai da nang

1.     Kiểm soát lời nói

Là một MC, bạn phải chịu rất nhiều áp lực, với chương trình truyền hình trực tiếp thì áp lực tăng lên gấp nhiều lần. Trên sóng truyền hình trực tiếp, tất cả lời bạn nói ra sẽ được công khai trước hàng trăm hàng triệu khán thính giả, một khi lời đã nói ra thì không thể thu lại được nữa.

MC Truyền hình việc giữ hình ảnh rất quan trọng, không nên tùy tiện nói những lời không hợp với văn hóa, thuần phong mỹ tục Việt Nam. Bất kỳ một phát ngôn nào cũng phải cẩn trọng không vi phạm lỗi chính trị, lỗi vô văn hóa, lỗi thiếu kiến thức, lỗi tự cao tự đại,.. Nói nhiều một chút cũng không được, mà nói ít thì không tạo được sự kết nối, chương trình khô cứng, thiếu cảm xúc.

2. Kiểm soát ngôn ngữ hình thể

Dẫn chương trình là nghệ thuật kết hợp giữa ngôn ngữ văn tự và ngôn ngữ phi ngôn từ hay còn gọi là ngôn ngữ hình thể. Việc kiểm soát tốt ngôn ngữ hình thể sẽ giúp bạn làm chủ mọi tình huống. Mỗi ngôn ngữ hình thể từ ánh mắt, nụ cười, đi, đứng, ngồi, cách đưa tay…mỗi cử chỉ là một thông điệp. Nếu biết cách sử dụng thì nó sẽ mang ý nghĩa tích cực nếu quá lạm dụng làm khán giả sẽ bị rối vì phải xem bạn đưa tay liên tục hay là nhìn chăm chăm một chỗ…Kiểm soát ngôn ngữ hình thể tốt sẽ giúp bạn tự tin trong cách diễn đạt và truyền cảm trong cách thể hiện thông điệp chương trình.

3. Kiểm soát hành động

Xuất hiện trong chương trình truyền hình trực tiếp, nghĩa là mọi hành động cử chỉ của bạn đều sẽ được ghi lại. Chính vì vậy hãy kiểm soát hành động của mình, tránh gây sự phản cảm bởi những hành động như: gãi cổ, gãi đầu, cười to tiếng, ho, hắt hơi, đánh rơi phụ kiện, vấp té, chuông điện thoại reo,…Những điều này kể cả với MC lâu năm vẫn có trường hợp hi hữu xảy ra. Dù biết rằng đó có thể là sự cố không mong muốn, không cố ý, nhưng khi sự việc được camera ghi lại và phát sóng trực tiếp thì cũng đã ảnh hưởng đến hình ảnh của người MC trong mắt khán giả.

Sự thành công của chương trình truyền hình trực tiếp là kết quả của sự tập trung cao độ, nghiêm túc và bắt nhịp với các thành viên trong ekip. Chính vì vậy hãy kiểm soát hành động của mình để tránh ảnh hưởng đến kết quả chung.

Đọc thêm: 5 kỹ năng cần có để dẫn chương trình cầu truyền hình

4. Kiểm soát cảm xúc

Cảm xúc là vũ khí để bạn nâng – hạ chương trình, giúp khán thính giả hòa vào không khí chương trình một cách sâu sắc hơn. Tuy nhiên MC cần đặt cảm xúc đúng lúc, đúng chỗ nếu không sẽ mang lại những hiệu ứng không mong muốn. Trường hợp có câu chuyện cảm động hay câu chuyện vui thì hãy điều khiển cảm xúc để không làm câu chuyện quá lên, ảnh hưởng đến tâm lý người xem cũng như làm giảm đi giá trị nhân văn câu chuyện.

kinh nghiệm mc truyền hình tại đà nẵng

MC dẫn chương trình truyền hình trực tiếp sẽ chịu nhiều áp lực. Là người chịu trách nhiệm cuối cùng của việc lên sóng, nên MC phải biết cân bằng cảm xúc, không được để những cảm xúc cá nhân lấn át, ảnh hưởng đến cảm xúc của chương trình, cảm xúc của khán giả. Đây là một trong những nguyên tắc cơ bản để trở thành MC dẫn truyền hình trực tiếp.

5. Kiểm soát thời gian

Chương trình truyền hình trực tiếp sẽ được quy định trong khung thời gian phát sóng nhất định, chính vì vậy bạn phải quan sát để có điểm dừng, tổng kết vấn đề một cách khái quát nhất. Tránh tình trạng quá chú ý phần giới thiệu mà phần trọng tâm dẫn bị qua loa hay quá chăm tương tác với khách mời mà không để ý thời lượng chương trình. Mỗi giờ lên sóng đều là được tính từng giây, chính vì vậy kiểm soát tốt thời gian sẽ giúp bạn cân bằng các phần chương trình, mang lại hiệu quả cao.

Không ai bẩm sinh đã trở thành MC chuyên nghiệp, không ai sinh ra đã đủ bản lĩnh để dẫn một chương trình truyền hình trực tiếp. Nó cần được thử thách và tôi luyện kiến thức và kỹ năng mỗi ngày. Khi có hàng ngàn khán giả đổ dồn chú ý về bạn, bạn phải tự kiểm soát, không được phép mắc lỗi để chương trình diễn ra tốt đẹp. Làm sao để có được những kỹ năng trên, tham gia ngay khóa Đào tạo MC Phát thanh – truyền hình chuyên nghiệp tại Học viện Đào tạo Kỹ năng Đà Nẵng DaNa Skills để tự tin chinh phục công chúng nhé!

Đọc đến đây đã giải đáp được phần nào những thắc mắc của bạn về Các kỹ năng kiểm soát cảm xúc khi dẫn chương trình Truyền hình trực tiếp chưa nhỉ?

Nếu chưa đừng ngại liên hệ với DaNa Skills theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ thêm nhé:

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO KỸ NĂNG DANA SKILLS

Địa chỉ: Số 57 Đỗ Bá, TP Đà Nẵng

Website: https://danaskills.edu.vn/dao-tao-mc-chuyen-nghiep

Hotline: 0971.075.079.

Nhân Viên Hỗ Trợ

Chia Sẻ

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

  • CÔNG TY TNHH TRUYỀN THÔNG & ĐÀO TẠO KỸ NĂNG ĐÀ NẴNG DANA SKILLS
  • Địa chỉ: 57 Đỗ Bá, Phường Mỹ An, Quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, Vietnam
  • Hotline: 0971 075 079
  • Email: danaskills.dn@gmail.com